Tìm kiếm

Hotline:

0906.62.26.83

Chăm sóc khách hàng

Tìm kiếm

Tìm kiếm

[Chi tiết] Công thức tính modun nhanh, dễ hiểu nhất

Bạn đang muốn tìm hiểu về công thức tính modun bánh răng? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn thông tin cặn kẽ, từ khái niệm đến công thức. Để bạn biết cách áp dụng công thức tính modun hiệu quả nhất.

Khái niệm modun bánh răng là gì?

Modun được đánh giá là thông số quan trọng bậc nhất của bánh răng

Modun được đánh giá là thông số quan trọng bậc nhất của bánh răng, chúng được tiêu chuẩn hóa. Tất cả các thông số khác của bánh răng sẽ còn phải phụ thuộc vào modun. Hệ bánh răng mô đun được dùng với các nước theo hệ mét, đơn vị chiều dài của modun là milimet.

Ta có thể hiểu, modun chính là tỉ số của bước răng theo vòng chia trên π(pi) đã được tiêu chuẩn hóa.

Cụ thể: m = t/π (mm)

Dưới đây là dẫy mô đun tiêu chuẩn của bánh răng:

  • Dẫy 1, mm: 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,8; 1; 1,25; 1,5; 2; 2,5; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 16; 20; 25; 32; 40; 50; 60; 80; 100;
  • Dẫy 2, mm: 0,7; 0,9; 1,125; 1,135; 1,75; 2,25; 2,75; 3,5; 4,5; 5,5; 7; 9; 11; 14; 18; 22; 28; 36; 45; 70; và 90;

Thường thì mọi người sẽ ưu tiên sử dụng những thông số mô đun của dẫy 1.

Công thức tính modun bánh răng

Dưới đây là chi tiết công thức tính modun bạn nên tham khảo.

1. Vòng đỉnh

Vòng đỉnh chính là đường tròn đi qua đỉnh răng.

Công thức tính là: da=m(z+2)

2. Vòng đáy

Vòng đáy là vòng tròn đi qua đáy răng, và nó được kí hiệu là da.

Công thức tính: da=m(z−2.5)

3. Vòng chia

Vòng chia là đường tròn mà tiếp xúc với 1 đường tròn tương ứng của các bánh răng khác khi 2 bánh răng ăn khớp với nhau.

Công thức tính là: d = m.Z

4. Số răng

Z là số răng của bánh răng

Công thức tính: Z = d/m

Ngoài ra, số răng nhỏ nhấ chính là: Zmin = 17

5. Bước răng

Bước răng chính là độ dài cung giữa 2 profin của 2 răng kề nhau đo ở trên vòng chia

Công thức tính: P = m.π

6. Modun

Modun được coi là thông số quan trọng nhất của bánh răng, tất cả những thông số khác của bánh răng đều có thể tính toán qua modun của bánh răng.

Công thức tính được áp dụng là: m = P/π (giá trị modun thường từ 0.05 đến 100 mm).

  • Chú ý: Mođun là thông số quan trọng nhất và hai bánh răng muốn ăn khớp với nhau bắt buộc Modun phải bằng nhau

7. Chiều cao răng

Chiều cao răng chính là khoảng cách hướng tâm giữa vòng đỉnh cùng với vòng đáy.

Chiều cao đầu răng ha là khoảng cách hướng tâm giữa vòng đỉnh và với vong chia.

Công thức tính áp dụng là: ha = m

Chiều cao chân răng hf chính là khoảng cách hướng tâm giữa vòng chia và với vòng đáy

Công thức tính là: hf = 1.25m

Chiều cao răng là: h = ha + hf = 2.25m

8. Chiều dày răng

Chiều dày răng chính là độ dài cung tròn giữa 2 profin của một răng, nó được đo trên vòng tròn chia

Công thức tính áp dụng là: St = P/2 = m/2

9. Chiều rộng rãnh răng

Chiều rộng rãnh răng là độ dài cung tròn đo ở trên vòng chia của một rãnh răng

Công thức tính áp dụng là: Ut= P/2 = m/2

Tổng hợp thông số kỹ thuật và cùng công thức tính modun bánh răng

  • Chiều cao đỉnh răng: Khoảng cách hướng tâm giữa vòng chia, cùng với vòng đỉnh của bánh răng. Hay được hiểu cách khác là phần chiều cao răng bên ngoài vòng chia.
  • Khoảng cách tâm: Đây chính là khoảng cách giữa hai bánh răng hoặc là khoảng cách được tính bằng phân nửa tổng của hai đường kính vòng chia.
  • Chiều dầy răng: Là chiểu dài dây trương cung chắn răng ở trên vòng chia.
  • Bước vòng: Nó là khoảng cách từ một điểm răng cho đến điểm tương ứng trên răng tiếp theo được đo trên vòng chia.
  • Chiều cao răng: Đây là tổng chiều cao răng bằng chiều cao đầu răng cộng cùng chiều cao chân răng.
  • Chiều dày răng đo theo cung: Chính là chiều dài cung chắn răng được đo trên vòng chia.
  • Khe hở hướng tâm: Nó là khoảng cách hướng tâm giữa đỉnh của một răng, cùng với đáy của rãnh răng đối tiếp với nó.
  • Chiều cao chân răng: Chính là khoảng cách hướng tâm giữa vòng chia và cùng với vòng chân răng.
  • Đường thân khai: Đây chính là đường cong được tạo bởi tập hợp các vết của một điểm ở trên đường thẳng khi mà cho đường thẳng đó lăn trượt trên một đường tròn.
  • Bước răng tuyến tính: Nó chính là khoảng cách từ một điểm ở trên một răng của thanh răng cho đến điểm tương ứng trên răng kế tiếp.
  • Đường kính ngoài: Đây là đường kính ngoài cùng của bánh răng, nó được tính bằng đường kính vòng chia cộng hai lần chiều cao đỉnh răng.
  • Modun (bánh răng hệ mét): Đây là đại lượng tính bằng tỉ số giữa đường kính vòng chia và cùng với số răng của bánh răng. Công thức tính modun của bánh răng đúng và modun là đại lượng độ dài thể hiện bằng đơn vị đo là mm, trong khi pitch (bước) chính là một tỉ số.
  • Vòng chia (inch): Đường tròn có bán kính tính bằng một nửa đường kính vòng chia cho tâm ở trục bánh răng.
  • Chu vi bước: Chu vi vòng chia.
  • Đường kính vòng chia: Đây là bằng đường kính ngoài của bánh răng được trừ đi hai lần chiều cao của đỉnh răng.
  • Bước (ở bánh răng hệ inch): Đây là tỉ số giữa số răng của bánh răng và cùng với đường kính vòng chia. Ta có thể hiểu bằng ví dụ như là một bánh răng pitch 10 và có đường kính vòng chia 3 inch, khi đó có số răng là 3 X 10 hay 30 răng.
  • Góc áp lực: Đây là góc tạo bởi đường thẳng được đi qua điểm tiếp xúc của hai răng đối tiếp. Và cùng với tiếp tuyến của cả hai vòng tròn cơ sở và đường thẳng vuông góc cùng đường nối tâm của hai bánh răng.
  • Vòng chân răng: Nó là vòng tròn đi qua các chân răng.
  • Chiều cao làm việc của răng: Nó chính là khoảng cách từ đỉnh răng trên bánh răng thứ nhất cho tới đỉnh răng đối tiếp trên bánh răng thứ hai. Độ lớn của nó là bằng hai lần chiều cao đỉnh răng.

Trên đây là chi tiết công thức tính modun chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng với sự giải thích cặn kẽ này, sẽ giúp bạn áp dụng công thức tính modun hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giao nhận tận nơi​

Hỗ trợ 24/7