Tìm kiếm

Hotline:

0906.62.26.83

Chăm sóc khách hàng

Tìm kiếm

Tìm kiếm

[Chi tiết] Cách đo góc bằng thước đo độ chính xác nhất

Trong ngành nghề cơ khí, thước đo góc là một dụng cụ không thể thiếu. Để giúp bạn nắm được đặc điểm, cách dùng của dụng cụ này. Hãy cùng ATECH tham khảo cách đo góc bằng thước đo độ chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

Khái niệm về thước đo góc trong cơ khí

Thước đo góc, hay còn có tên gọi khác là dụng cụ đo góc, thước đo độ. Đây là một dụng cụ đo chính xác được dùng rất nhiều trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng, kỹ thuật,… Loại thước đo này có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau. Ở trên mỗi thước sẽ được đánh dấu các vạch để chia độ, đây cũng là đơn vị sử dụng để đo. Có một số loại thước đo góc làm các số đo ở 2 vòng cung theo 2 chiều ngược nhau, để có thể việc sử dụng thuận tiện hơn.

cach-do-goc-bang-thuoc-do-do

Cấu tạo của thước đo góc trong cơ khí khá đơn giản, nó có thể được làm từ kim loại hoặc là từ nhựa. Cùng với các vạch đố, hình dạng cố định theo một góc. Hoặc cũng có thể là điều chỉnh để lựa chọn các góc với mục đích khác nhau.

Cấu tạo của thước đo độ

Một chiếc thước đo độ trong cơ khí sẽ gồm có cấu tạo như sau:

  • Dải đo của thước đo góc hay còn có tên gọi là vòng tròn đo độ: Đây chính là giới hạn kích thước tính theo mm, mà thiết bị có thể hiển thị kết quả. Thường thì các dải đo sẽ là 100mm; 200mm; 300mm;…
  • Độ chính xác của thước đo góc, hay còn gọi là độ phân giải của thước đo góc. Đây chính là các vạch chia thước đo góc, độ chia phổ thông thường là 1 độ.

Thường thì các thiết bị thước đo độ có điểm chung là được thiết kế nửa hình tròn. Thường thì được chia thành 180 phần bằng nhau, nó được ghi từ 0 độ đến 180 độ. Tâm của nửa hình tròn cũng chính là tâm của thước.

  • Các góc được đo chính bằng đơn vị độ, biểu thị của độ là một vòng tròn nhỏ.
  • Vòng tròn đo độ lớn là 360 độ, nó là một nửa hình tròn hoặc là góc thẳng của nó là 180 độ.
  • Một nửa vòng tròn tròn hoặc là một phần góc vuông của nó chính là 90 độ.

Các loại thước đo góc phổ biến

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thước đo góc khau nhau. Dưới đây là các loại thước đo góc được dùng phổ biến.

Thước đo được phân loại theo các sử dụng

  • Thước đo góc được điều chỉnh bằng tay
  • Thước đo góc điện tử

Thước đo được phân loại theo góc đo

  • Thước đo góc 90 độ (ê-ke, thước đo góc vuông)
  • Thước đo góc 360 độ
  • Thước đo góc 45 độ
  • Thước đo độ thẳng (đo góc 180 độ)
  • Thước đo góc bán nguyệt
  • Thước đo góc 320 độ
  • Thước đo góc 135 độ
  • Thước đo góc 60 độ

Thước đo được phân loại theo thương hiệu

  • Thước đo góc Bosch
  • Thước đo góc Shinwa
  • Thước đo góc Mitutoyo

Ngoài các tiêu chí trên, thước đo góc còn được phân loại theo công dụng, bạn có thể đo được một góc hoặc là nhiều góc; thước đo vạn năng; thước đo góc nghiêng;…

Hướng dẫn cách đo góc bằng thước đo độ

Dưới đây là hướng cách đo góc bằng thước đo độ

Thước đo góc vuông

Bạn cần đặt thước vào vị trí cần đo, chú ý phần góc vuông của thước phải được chạm vào góc của chi tiết. Nhớ rằng 1 cạnh của thước trùng với 1 cạnh của chi tiết. Nếu mà cạnh còn lại của thước và chi tiết trùng nhau, chi tiết sẽ chuẩn 90 độ. Còn nếu mà 2 cạnh không trùng nhau, ngược lại lớn hơn hoặc nhỏ là 90 độ.

Thước đo góc 360 độ

Cần đặt vạch số 0 trên thước trùng với một cạnh của chi tiết. Hãy quan sát cạnh còn lại của chi tiết đó, chú ý nó cần trùng với vạch chia độ nào trên thước thì đó chính là kết quả. Bạn cần quan sát độ trên thước để chọn được góc đo cần sử dụng.

Thước đo góc 45 độ

Cách thức thực hiện của thước đo góc 45 độ y hệt như thước đi góc vuông.

Thước đo độ thẳng

Cách đo của loại thước đo độ thẳng này khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt thước đo lên trên bề mặt phẳng, sau đó tiến hành quan sát bằng mắt thường. Nếu có ánh sáng lọt qua cũng đồng nghĩa với mặt phẳng không được đều, nó có dấu hiệu lệch hoặc cong. Còn nếu mà không có ánh sáng đi qua thì có nghĩa là chi tiết đã đạt độ chuẩn.

Thước đo góc bán nguyệt

Hãy đặt thước sao cho vạch 0 độ trên thước trùng với một cách của chi tiết. Cạnh còn lại của góc cần phải kiểm tra trùng với vạch chia độ nào của thước đo thì là kết quả chính xác. Một số loại thước đo bán nguyệt thì cần thiết kế thêm thành dài để có thể đi cũng như hỗ trợ việc đo, đọc kết quả chính xác nhất.

Thước đo góc 320 độ

Đây chính là một loại thước đo đa năng, nó có cấu tạo khá phức tạp. Hoạt động rất linh hoạt để có thể thực hiện đi nhiều góc khác nhau. Để sử dụng được thước đi góc 320 độ, bạn cần chú ý:

  • Nới lỏng vít cố định
  • Điều chỉnh thanh gá đúng theo góc cần đo
  • Đặt thước vào vị trí cần đo, sau đó điều chỉnh thanh gá và thanh đo cần cố định trùng đúng với góc cần đo rồi cố định vít để đọc số đo. Hoặc bạn có thể áp thanh gá vào chính bề mặt chi tiết, điều chỉnh thanh đo tới góc cần lấy rồi sau đó đánh dấu vạch để thực hiện công việc của mình

Thước đo góc 60 và 135 độ

Cách thức thực hiện thước đo góc 60 và 135 độ cũng giống như thước đo góc vuông.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách đo góc bằng thước đo độ. Hy vọng rằng với các kiến thức này, sẽ giúp cho bạn sử dụng thước đo độ trong cơ khí một cách thuần thục nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giao nhận tận nơi​

Hỗ trợ 24/7