Trong gia công cơ khí, việc tối ưu chiều sâu cắt khi phay là vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Atech Việt Nam sẽ cùng bạn giải đáp các thắc mắc liên quan. Để giúp thực hiện quy trình này một cách hiệu quả nhất.
Tìm hiểu về chiều sâu cắt khi phay
Đầu tiên là phải nắm được lượng chạy dao khi phay, cũng như chiều sâu cắt.
Lượng chạy dao nghĩa là gì?
Lượng chạy dao trên máy phay có thể được xác định bằng khoảng chạy của chi tiết gia công, có thể tính bằng mm hoặc inch trong một phút. Ở trên hầu hết các loại máy phay, lượng chạy này sẽ không phụ thuộc vào tốc độ của trục chính. Sự bố trí sẽ cho phép tăng lượng chạy dao, dao phay quay chậm lại.
Lượng chạy dao trên máy phay có thể được xác định bằng khoảng chạy của chi tiết gia công
Lượng chạy dao chính là tỉ số giữa sự di chuyển của chi tiết gia công trên số vòng quay của dao, nó cũng được đo theo mm hoặc inch/phút. Lượng chạy dao máy phay sẽ được xác định chính bằng tích số giữa kích thước phoi (phoi/răng) yêu cầu, số răng ở trên dao phay và số vòng quay của dao.
Phoi hay lượng ăn dao của một răng chính là số lượng kim loại sẽ bị tách ra khỏi vật liệu gia công bởi một răng của dao, khi dao tiến tới hoặc quay tròn trên chi tiết gia công.
Lượng chạy ở dao răng
Trị số của lượng chạy dao trên máy phay sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố như sau: Kiểu loại dao phay; chiều rộng và sâu của vết cắt; độ sắc bén của dao; độ bền và tính đồng nhất của các chi tiết gia công; vật liệu chi tiết gia công; yêu cầu về độ bóng và chính xác; thiết bị kẹp chặt và việc điều chỉnh dụng cụ cắt; cuối cùng là công suất và độ cứng của máy phay.
Khi cắt phoi, mỗi răng sẽ cắt các phôi có độ dày đều nhau. Độ dày của phoi hay là lượng ăn dao của mỗi răng, cùng với số răng ở trên của dao phay. Chính là cơ sở để xác định lượng chạy dao.
Công thức: Sd= Z x Sr x n
- Với Sd: Là lượng chạy dao
- Z: Là ố răng của dao phay
- Sr: Là lượng chạy dao trên mỗi răng
- n: Là số vòng quay của trục chính (r/min).
Lưu ý: Lượng chạy dao được tính theo công thức này chỉ đúng cho điều kiện lý tưởng. Trong một số điều kiện gia công trung bình và đặc biệt, lượng tiến trên máy phay nên được xác lập theo 1/3 hoặc 1/2 của giá trị tính toán. Tiếp sau đó có thể tăng dần tùy theo khả năng của máy cùng độ bóng được yêu cầu.
Chiều sâu cắt nghĩa là gì?
Chiều sâu cắt (t): Chính là khoảng cách giữa các bề mặt đang và đã được gia công, nó đo theo chiều vuông góc với bề mặt đã gia công.
Chiều sâu cắt là khoảng cách giữa các bề mặt đang và đã được gia công
Khi độ bóng, độ chính xác bề mặt chi tiết gia công đã được yêu cầu. Sau đó cần tiến hành phay thô và tinh. Phay thô chiều sâu cắt lớn, với lượng chạy dao lớn khi máy đã có đủ khả năng cắt. Cắt sâu có thể sử dụng dao phay dạng răng xoắn có ít răng, vì ở loại dao này mạnh hơn và phoi cũng lớn hơn thoát ra dễ dàng hơn loại dao có nhiều răng.
Phay tinh sẽ nhẹ nhàng hơn với lượng chạy dao tối ưu nhỏ hơn sử dụng phay thô. Chiều sâu cắt tối thiểu sẽ là 1/64 in (0,4 mm). Cắt với chiều sâu dưới 0,4 mm và lượng chạy dao nhỏ thì sẽ không thích hợp vì phoi mỏng. Hơn nữa dao sẽ thường xuyên cọ xát vào bề mặt chi tiết gia công và làm trầy xước chi tiết gia công, khiến dao bị cùn. Khi phay mặt tinh, lượng chạy dao cũng sẽ được giảm bớt và cũng làm giảm tốc độ dao. Nhiều dao bị cùn vì lượng chạy dao lớn và tốc độ dao cao.
Lưu ý: Để tránh hư hại bề mặt sau khi đã gia công tinh, bạn không nên làm ngừng chuyển động chạy dao khi dao phay đang quay trên chi tiết gia công. Bạn nên thực hiện dừng dao trước khi quay ngược chi tiết gia công đến vị trí ban đầu để cắt hoàn chỉnh.
Những thông số hỗ trợ chọn chế độ phay hợp lý
Những thông số hỗ trợ chọn chế độ phay hợp lý
Để có thể giúp bạn chọn chế độ phay hợp lý, ATECH sẽ tổng hợp các thông số có liên quan dưới đây.
- ho chiều sâu cắt (depth of cut) – là chiều sâu vật liệu được cắt ở sau mỗi lần dao chạy qua.
- h chiều sâu phay (feature depth) – là tổng độ (chiều) sâu vật liệu được cắt sau khi kết thúc một quá trình chạy dao. Thông thường thì chiều sâu này không được quá chiều dài của me cắt, trường hợp thiết kế phôi có góc thoát hoặc dao đặc biệt thì ngoại lệ.
- T số me dao (teeth) – chính là số me cắt của dao.
- Lt lượng ăn dao/răng (feed per tooth or chip load) – lượng vật liệu mà 1 me dao có thể cắt được ở chiều tiến dao.
- L lượng chạy dao/vòng – lượng vật liệu mà dao có thể cắt được ở chiều tiến dao sau khi quay 01 vòng.
- F tốc độ tiến dao (feed) – tốc độ tiến của dao tại trong quá trình cắt (mm/min hoặc inch/min).
- S tốc độ quay dao (speed) – tốc độ quay của dao ở trong quá trình cắt (vòng/phú rpm).
Ngoài ta, để tính được tốc độ tiến bàn ta áp dụng công thức sau:
F = S x Lt x T (min/mm or inch/min)
Lưu ý: lượng ăn dao răng này sẽ tính theo phương chạy dao, không phải theo phuơng z. Ví dụ dao 1 me thì lượng ăn dao răng Lt = 0.1 (theo sách của Nga là Fz) S = 10,000 vòng/phút thì sẽ để đảm bảo Fz = 0.1 (thực hiện được 10,000 lần tiến dao 0.1 trong 1 phút) thì F = 10,000 x 0.1, còn T thì bao nhiêu meta nhân bấy nhiêu lần
Trong đó
- Lt sẽ tùy theo dao & vật liệu mà rất khác nhau. Nhưng nếu quá lớn thì quá tải dao, ngược lại dao quá nhỏ thì dao trượt & nhanh mòn.
- S sẽ tùy theo dao & vật liệu mà rất khác nhau.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi liên quan đến chiều sâu cắt khi phay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với ATECH theo số Hotline: 0906.62.26.83 để được tư vấn cụ thể nhất nhé.