Tìm kiếm

Hotline:

0906.62.26.83

Chăm sóc khách hàng

Tìm kiếm

Tìm kiếm

[Chi tiết] các phương pháp đo kiểm trong cơ khí

Đo kiểm đóng vai trò rất quan trọng trong ngành cơ khí. Vậy có những phương pháp đo kiểm trong cơ khí nào? Và những dụng cụ vào phục vụ cho đo kiểm? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được Atech Việt Nam giải đáp ở trong bài viết dưới đây.

Các khái niệm liên quan đến việc đo kiểm

Để biết các phương pháp đo kiểm trong cơ khí, bạn cần phải nắm được các khái niệm liên quan đến nó.

Phương pháp đo kiểm trực tiếp

Độ chính xác gia công cơ khí được hiểu như nào?

Độ chính xác gia công của chi tiết máy là một đặc tính quan trọng của ngành cơ khí. Nó thực hiện đáp ứng cầu của máy móc thiết bị cần có khả năng làm việc chính xác. Để có thể chịu tốc độ cao, tải trọng và áp lực lớn,… Độ chính xác trong gia công chính là mức độ chính xác đạt được khi gia công so với yêu cầu thiết kế.

Ở trong thực tế, độ chính xác gia công thường được biểu thị bằng các sai số về kích thước. Có thể là sai lệch về hình dáng hình học, sai lệch ở vị trí tương đối giữa các yếu tố hình học của chi tiết được biểu thị là dung sai. Bên cạnh đó, độ chính xác của gia công còn thể hiện bằng độ nhám bề mặt.

Dung sai có nghĩa là gì?

Khi bạn chế tạo ra một sản phẩm, không thể thực hiện kích thước, hình dáng, vị trí chính xác một cách tuyệt đối. Và cũng không thể giống 100% như mong muốn, hay giống nhau hàng loạt. Bởi vì việc gia công còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khách quan như thiết bị gia công, độ chính xác của dụng cụ, trình độ tay nghề của người thợ,… Bởi vậy mọi sản phẩm khi thiết kế cần phải tính đến một sai số cho phép sao cho đảm bảo tốt các yêu cầu kĩ thuật, chức năng làm việc và hơn nữa là giá thành hợp lý.

Dung sai đặc trưng sẽ cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn được gọi là độ chính xác thiết kế. Và nó được ghi kèm với kích thước danh nghĩa trên bản vẽ kỹ thuật.

Tổng hợp các phương pháp đo kiểm trong cơ khí

Sau đây là các phương pháp đo kiểm trong cơ khí thông dụng nhất.

Phương pháp đo kiểm trực tiếp: Đây chính là phương pháp đo đạc biểu thị giá trị của đại lượng đo. Nó được khẳng định một cách trực tiếp thông qua số đo hoặc cũng có thể là chỉ số được biểu thị ở phần trên của thiết bị đo. Phương pháp đo trực tiếp này sẽ gồm có hai cách như sau:

  • Đo trực tiếp tuyệt đối: Dạng đo này thường xuyên được áp dụng đo trực tiếp phần kích thước cần phải đo. Ở chính vạch chỉ thị của thiết bị đo và giá trị đo sẽ được hiển thị lên trực tiếp
  • Đo trực tiếp so sánh: Phương pháp này có tác dụng xác định được chính xác các trị số sai lệch của kích thước so với mẫu đo chuẩn. Để có thể tính được giá trị sai số, thường lấy đại số kích thước mẫu chuẩn cộng cho trị số sai lệch.

Phương pháp đo gián tiếp: Phương pháp này có công dụng là xác định được kích thước gián tiếp từ những kết quả đo, các đại lượng có liên quan với những đại lượng đo.

Phương pháp đo phân tích: Phương pháp này còn được gọi là đo từng phần, nó được sử dụng với vai trò là giúp xác định các thông số của từng chi tiết phân biệt. Và đặc điểm là những chi tiết này không phụ thuộc ở nhau.

Các dụng cụ cần thiết hỗ trợ đo kiểm trong cơ khí

Để việc đo kiểm trong cơ khí diễn ra được chính xác và thuận lợi nhất. Chúng ta không thể thiếu các dụng cụ hỗ trợ đo phía dưới.

Dùng thước cặp để đo kiểm

Thước cặp là một thiết bị đã quá đỗi quen thuộc với những ai trong ngành chế tạo, cơ khí hay đo thông số kỹ thuật. Các bộ phận của thước cặp gồm có: thân thước chính, hàm kẹp, phụ có khắc vạch chia và vít giữ. Trên thước kẹp thường được chia thành nhiều dải đo khác nhau. Có có công dụng để đo kích thước giới hạn và ngắn như chiều dài, chiều sâu, cũng như khoảng cách hay đo đường kính lỗ với độ chính xác giao động từ ± (0,02÷0,05) mm.

Dụng cụ Panme

Panme mang đến độ chính xác rất cao, có khi hơn cả thước kẹp. Do đó, nó được ứng dụng nhiều trong việc nghiên cứu hay đo thông số kỹ thuật. Dụng cụ thước Panme thường được dùng để đo đường kính ngoài, đo lỗ và rãnh với độ chính xác đạt từ ± (0,005÷0,01) mm. Ở thiết bị Panme, cũng cung cấp  nhiều dải đo khác nhau nhưng bị giới hạn. Ví dụ như là  panme ghi 0 – 25 chỉ đo được kích thước ≤ 25mm.

Dụng cụ Panme hỗ trợ đo kiểm một cách chính xác

Sử dụng đồng hồ so

Đồng hồ so được dùng để đo độ thẳng, đo độ đảo mặt đầu, độ phẳng và độ đảo hướng. Thiết bị này có thể cầm tay, hiện đại và cũng rất dễ sử dụng. Cũng tương tự như panme và thước cặp, thì đồng hồ so cũng cung cấp phạm vi đo giới hạn. Khi sử dụng đồng hồ so, bạn chỉ cần đặt vị trí của đồng hồ đo thật phù hợp và thanh đo được đặt vuông góc với bề mặt đo. Hãy quan sát kết quả thông qua mặt của đồng hồ hoặc màn hình LCD với đồng hồ so điện tử.

Hình 4: Sử dụng đồng hồ so trong đo kiểm

Dụng cụ căn mẫu

Dụng cụ căn mẫu được dùng để kiểm tra trong sản xuất hàng loạt hay hàng khối. Giúp xem các sản phẩm đã thực sự đạt yêu cầu hay chưa.

Qua bài viết trên, bạn đã nắm được các phương pháp đo kiểm trong cơ khí chưa nhỉ? Ngoài ra, để việc đo nhanh chóng và chính xác, bạn hãy sử dụng thêm các dụng cụ chúng tôi gợi ý nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đo kiểm trong cơ khí, hãy liên hệ ngay với ATECH qua số Hotline 0906.62.26.83 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giao nhận tận nơi​

Hỗ trợ 24/7