Công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp, được coi là công nghệ lý tưởng dùng để phun sơn bất kỳ kim loại nào từ vỏ máy, phụ tùng, bảo dưỡng, với hiệu suất cao, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang thắc mắc cách sơn tĩnh điện tại nhà có nên hay không thì đọc ngay bài viết này của Atech Việt Nam để tìm hiểu về cách sơn tĩnh điện tại nhà.
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết. Dây là công nghệ sơn ứng dụng hiệu ứng bám dính nhờ lực hút tĩnh điện trái dấu. Sơn tĩnh điện có hiệu quả bám dính và chất lượng tốt hơn các loại sơn thủ công vì thế đang ngày càng phổ biến trên thị trường.
Công nghệ sơn tĩnh điện thích hợp với các vật liệu, chi tiết bằng kim loại sắt, thép, nhôm,…Nguyên lý thực hiện bằng cách cho bột sơn mang điện tích dương bám dính trên bề mặt kim loại mang điện tích âm, 2 điện tích trái dấu này sẽ hút nhau.
Hiện nay trên thị trường đang phổ biến 2 loại sơn tĩnh điện là sơn bột tĩnh điện và sơn nước:
- Sơn bột tĩnh điện: thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia. Các hạt sơn sẽ bám dính trên bề mặt kim loại nhờ lực hút tĩnh điện, hiệu quả bám dính có thể lên đến 95%.
- Sơn nước: công nghệ ứng dụng sơn nước kết hợp với các dung môi dẫn điện, trong quá trình phun tĩnh điện sơn nước bám trên bề mặt vật liệu có hiệu quả cao.
Tại sao sơn tĩnh điện được lựa chọn nhiều như vậy?
Trước đây, khi chưa có công nghệ sơn tĩnh điện thì sơn thủ công được sử dụng phổ biến, việc sơn vật liệu vừa tốn thời gian, chi phí nhân công cao, rủi ro cao khi tỷ lệ sơn bị bong tróc lớn. Sau đó công nghệ sơn tĩnh điện được ra đời dần thay thế công nghệ cũ giúp giảm thiếu đáng kể chi phí ban đầu, hiệu quả bám dính cao mà còn giúp giảm ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả về kinh tế.
Về kinh tế:
- Bột sơn được sử dụng triệt để ( lên đến 99%) bởi trong quá trình phun sơn có thể thu hồi và tái chế.
- Tiết kiệm thời gian phun sơn, tiết kiệm đáng kể chi phí hoàn thành.
- Không cần một lớp sơn lót mà hiệu quả bám dính cao
Tính thẩm mỹ: Sau khi sơn xong làm sạch dễ dàng, các khu vực sơn không bị ảnh hưởng. Dễ dàng vệ sinh bột sơn bám dính còn sót lại
Đặc tính sử dụng:
- Quy trình sơn tự động hóa, hệ thống phun sơn bằng súng tự động.
- Lớp sơn có tuổi thọ lâu dài, độ bóng cao, không bị ăn mòn bởi các chất oxy thời tiết, các tác nhân hóa học
- Phù hợp với bất kỳ kim loại nào với tất cả các phụ tùng, các doanh nghiệp bảo dưỡng, sơn khung cửa, khung máy, văn phòng,…
Ưu nhược điểm của việc sơn tĩnh điện
Ưu điểm của sơn tĩnh điện
- Công nghệ sơn tĩnh điện sử dụng quy trình tự động hóa nên khả năng bám dính tốt, các lớp sơn không bị bong tróc trong quá trình sử dụng.
- Lớp sơn không bị ăn mòn bởi các chất oxy hóa và bảo vệ bề mặt kim loại, bền đẹp theo thời gian
- Sơn tĩnh điện màu sắc đa dạng tùy theo sở thích của khách hàng. Sản phẩm an toàn, thiên thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không sử dụng dung môi nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: công nghiệp xây dựng, công nghiệp hàng hải, hàng không,…
- Phun sơn bằng súng tự động, không yêu cầu kỹ thuật cao, lớp sơn đều màu, tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.
- Sơn nước, sơn lỏng không thu hồi và tái chế nhưng sơn tĩnh điện có thể tái sử dụng, khó gây cháy nổ
Nhược điểm của việc sơn tĩnh điện
- Chi phí trang thiết bị cao hơn công nghệ sơn thông thường nhưng sử dụng lâu dài giúp giảm chi phí nhân công và thời gian
- Màng sơn dày, có hiện tượng sần da cam
- Độ bóng thấp hơn sơn thủ công nên tính trang trí kém.
Lưu ý khi thực hiện sơn tĩnh điện tại nhà
- Trước khi sơn cần phủ một lớp bóng giúp sơn mịn màng và có màu sắc đẹp mắt hơn
- Kiểm tra trước hệ thống sơn tĩnh điện đảm bảo an toàn cho người sử dụng và chất lượng phun sơn.
- Tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng: Để tránh rủi ro và gây nguy hiểm cho người sử dụng khi dùng súng phun sơn bạn cần đọc trước hướng dẫn và làm đúng cách để tránh sai sót.
- Khi tiếp xúc với dung môi, các hóa chất, người sử dụng cần trang bị đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn.
- Sau khi phun sơn thành phẩm bạn cần đợi lớp sơn bám dính và khô lại, nếu sử dụng ngay vừa gây hại cho da vừa làm mất mỹ quan của sản phẩm
Cách sơn tĩnh điện tại nhà hiệu quả
Các công cụ cần thiết khi sơn tĩnh điện tại nhà
- Trang bị đồ bảo hộ: Sơn tĩnh điện có một số thành phần khá độc hại nên trước khi sơn cần trang bị đồ bảo hộ để bảo vệ an toàn cho sức khỏe. Đồ bảo hộ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình phun sơn tại nha.
- Máy phun sơn, súng phun, vì lực trong súng rất lớn nên cần cầm súng đúng cách và chắc tay. Nếu không cầm chặt sẽ gây nguy hiểm vì tia phun sẽ bắn vào các vị trí không cần thiết.
- Sử dụng kèm bột Epoxy giúp giảm thiểu ăn mòn kim loại, chống oxy hóa
Các bước sơn tĩnh điện tại nhà
Để sơn tĩnh điện an toàn và hiệu quả tại nhà, chúng ta cần thực hiện 4 bước sau: xử lý bề mặt, sấy khô bề mặt, sơn sản phẩm và sấy khô thành phẩm.
Bước 1: Xử lý bề mặt cần sơn
Trước khi sơn tĩnh điện tại nhà chúng ta cần xử lý bề mặt để phun sơn sản phẩm không bị rỉ sét bằng cách nhúng bề mặt kim loại vào bể hóa chất H2SO4, HCl, Photphat hoặc bể hóa chất định hình về mặt để làm sạch dầu mỡ công nghiệp.
Bước 2: Sấy khô bề mặt kim loại
Sau khi xử lý xong bề mặt kim loại bắt buộc phải sấy khô bề mặt trước khi sơn tĩnh điện. Có thể tiến hành bằng lò sấy khô, thông thường lò sấy có dạng hình khối.
Cần treo kim loại lên gòng rồi đẩy vào lò hoặc băng chuyền tải. Lò có nguồn nhiệt chủ yếu bằng bếp hồng ngoại hoặc đầu đốt là Gas.
Bước 3: Tiến hành sơn bề mặt kim loại
Sau khi bề mặt cần sơn đã được sấy khô thì đưa vật liệu cần sơn vào phòng phun. Phun sơn bằng súng tự động thông qua hệ thống phun sơn chuyên dụng để tạo ra điện tích hút nhau bám dính trên bề mặt.
Bạn cần chuẩn bị sẵn buồng phun để sau khi sơn tĩnh điện tại nhà thu hồi và tái sử dụng bột sơn gòng sót lại. Bột sơn còn thừa sẽ được bổ sung vào bột mới để tiết kiệm chi phí, không lãng phí nguyên liệu.
Buồng phun sơn có 2 loại :
- Loại 1: chỗ phun sơn tĩnh điện, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.
- Loại 2: có 2 súng phun sơn, vật liệu cần sơn chuyển dời trong băng tải vào buồng phun có 2 súng phun sơn ở 2 phía đối diện.
Bước 4: Sấy khô thành phẩm
Sơn xong bề mặt kim loại thì tiến hành sấy thành phẩm, thời gian sấy khoảng 30 để sơn bám dính trên bề mặt kim loại. Trong 20 phút để nhiệt độ lên đủ từ 180-200 độ C và 10 phút còn lại để ủ cho chín sơn.
Trên đây là những thông tin hữu hữu ích về sơn tĩnh điện và cách sơn tĩnh điện tại nhà. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn.